Gỗ cao su trong thiết kế nội thất
![]() |
Cây cao su |
Gỗ cao su là gì?
Cao su là loại cây thân gỗ nhiệt đới, có đường kính trung bình, trọng lượng nhẹ, vân gỗ sáng màu. Thích hợp trồng tại khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trong khoảng 22 - 30 ºC. Gỗ cao su được trồng để lấy mủ, bắt đầu được khai thác khi cây có 9 năm tuổi và có thể kéo dài tới 30 năm. Sau 30 năm lượng mủ khai thác được sẽ ít dần, lúc đó cây được khai thác để lấy gỗ.
Cây cao su ban đầu có nguồn gốc thuộc khu rừng mưa Amazon. Nhập vào Việt Nam từ những năm 1878 tại Sài Gòn do người Pháp đưa vào. Tuy nhiên, gỗ cao su không thể sống sót. Mãi đến năm 1897 loài cây này mới thực sự chính thức hiện diện, sống và sinh trưởng tốt. Và công ty cao su đầu tiên tại nước ta được thành lập có tên là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) vào năm 1907. Cho đến nay, những tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai và khu vực Đông Nam Bộ.
![]() |
Cây cao su được lấy mủ để sản xuất cao su |
Gỗ cao su thuộc nhóm mấy
Gỗ cao su có an toàn, thân thiện không?
Gỗ cây cao su hoàn toàn là nguồn nguyên liệu có thể khai thác bền vững, thân thiện với môi trường. Vì người ta chỉ khai thác lấy gỗ khi đã hết chu kì lấy mủ của cây su. Việc sử dụng gỗ cao su làm nội thất còn được xem là giúp cải thiện hệ sinh thái rừng và bảo vệ nguồn tài thiên nhiên.
Hiện nay, cây cao su được đánh giá là một loại cây đặc biệt cho hiệu quả kinh tế cao, vừa có thể lấy mủ vừa có thể lấy gỗ làm nội thất. Đặc biệt, khi nguồn cung của các loại gỗ thuộc nhóm cao hơn ngày càng khan hiến và giá ngày càng tăng, khiến cho đồ nội thất làm bằng gỗ cao cấp có giá cao ngất ngưởng, thì lúc này một loại gỗ mang tính bền vững và sinh thái được nhiều người hướng đến.
![]() |
Gỗ cao su thân thiện với môi trường |
Gỗ cao su ghép thanh
Gỗ cao su ghép là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ cao su tự nhiên nhỏ trở thành một tấm gỗ có kích thước lớn hơn nhờ vào các loại keo chuyên dụng như: Phenol Formaldehyde (PF), Urea Formaldehyde (UF), hay Polyvinyl Acetate (PVAc). Vì được ghép lại từ các thanh gỗ tự nhiên nên gỗ ghép mang vẻ đẹp bắt mắt, có khả năng chống ẩm và thấm, chịu lực tốt hơn gỗ công nghiệp. Các thanh gỗ để sản xuất gỗ ghép đều được đi qua quá trình xử lý, tẩm sấy trên dây truyền hiện đại.
![]() |
Gỗ cao su ghép thanh |
Nhược điểm gỗ cao su- Gỗ cao su có độ bền không quá cao, đặc biệt nếu không được tẩm sấy, xử lý tốt có thể bị mối, mọt. - Gỗ không thích hợp để sử dụng ngoài trời, vì mưa có thể làm trôi các hóa chất bảo vệ từ gỗ, khiến nó bị nấm và côn trùng tấn công. Độ ẩm quá cao cũng sẽ khiến gỗ bị cong vênh và hư hỏng - Màu sắc của sản phẩm có thể không đồng nhất hoặc dễ nhận thấy các thanh ván ghép bằng mắt thường. Ưu điểm của gỗ cao xu- Gỗ có màu sắc tự nhiên đa dạng từ vàng đến nâu, vân gỗ độc đáo, thích hợp để sản xuất nhiều vật dụng nội thất. - Chất gỗ mềm,dễ dàng gia công, bám sơn tốt. - Gỗ có cấu hình ổn định, giữ dáng tốt. - Gỗ thân thiện với môi trường, không thải ra chất độc hại khi cháy. - Sản phẩm gỗ cao su có bề mặt mềm mại, tạo cảm giác thoải mái khi chạm vào. - Nội thất gỗ cao su có giá thành rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. ![]() Ứng dụng của gỗ trong ngành nội thấtTrong những năm gần gần đây, sự xuất hiện của những sản phẩm từ gỗ cao su trong nội thất ngày một phổ biến hơn. Mặc dù so về chất lượng thì gỗ cao su vẫn còn một số nhược điểm, nhưng so về giá cả thì đây là loại gỗ tự nhiên có giá thành rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. Do đó, gỗ cao su được sử dụng ngày càng phổ biến với nhiều ứng dụng: tủ kệ gỗ cao su, giường, bàn... ![]() |
Add Your Comments